VP: 121 Nguyễn Xuân Khoát, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP.HCM
Tel: 08.7300.0129 - 08.35592410 - 0937 203 580
Email:ingiare2000@gmail.com
Website: innhanmac.net
------------------------------------------------------
in decal Khắc gỗ ở Trung Hoa và Nhật Bản
Hokusai, Sóng thần ở Kanagawa in decal (khoảng năm 1830)
Kỹ thuật đồ họa này phát triển trong in decal khu vực Đông Á độc lập với châu Âu. Khắc gỗ đạt đến đỉnh cao đầu tiên ở Trung Quốc trong thời nhà Tống (960-1279) khi các nhà nghệ thuật liên hợp lại với nhau in decal thành lập các xưởng khắc gỗ. Sản xuất khắc gỗ màu đạt đến một trình độ hoàn hảo cao, thế nhưng trong thế kỷ 17 khắc gỗ ở Trung Quốc chỉ được sử dụng để in lại hình ảnh, mà trong đó có rất nhiều cố gắng để diễn đạt lại thật đúng các ấn tượng do vẽ bằng cọ và các tông màu mang lại.
Tại Nhật Bản khắc gỗ lại phát triển như một hình thức nghệ thuật bắt đầu từ khi kỹ thuật này lan truyền vào từ Trung Quốc ở cuối thế kỷ thứ 8. Khắc gỗ in decal tại Nhật Bản đạt đến đỉnh cao trong khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Đầu tiên, các bản khắc gỗ Nhật là các hình ảnh mang chủ đề tôn giáo được sáng tác trong xưởng khắc gỗ của chùa. Các tác phẩm này có chức năng giống như các tờ in khắc gỗ rời tại châu Âu của thế kỷ 15.
Đầu thế kỷ 17 các nhà nghệ thuật khắc gỗ Nhật bắt đầu quan tân đến các đề tài khác ngoài tôn giáo như các minh họa cho văn học dân gian và cổ điển. Đầu tiên chỉ có một màu, khắc gỗ màu Nhật Bản bắt đầu phát triển từ giữa thế kỷ 18.
Bản in khắc gỗ màu tại Nhật Bản được sản xuất nhờ sự cộng tác của người họa sĩ, nghệ nhân cắt gỗ và thợ in. Để in một bản khắc gỗ màu đã phải cần cho đến 12 tấm khắc gỗ, đòi hỏi phải làm việc một cách rất chính xác. Bên cạnh các tranh về thiên nhiên là các tranh mang chủ đề về cuộc sống hằng ngày như các cảnh luyến ái, tranh từ thế giới của các vũ nữ Nhật (geisha), chân dung của các nghệ sĩ và của những người đô vật sumo.
Đại diện cho nghệ thuật khắc gỗ màu Nhật Bản là Nisikawa Sukenobu, Suzuki Harunobu, Kitagawa Utamaro và Katsushika Hokusai. Thế nhưng vào cuối thế kỷ 19 khắc gỗ màu Nhật Bản mất đi tầm quan trọng về nghệ thuật vì không còn người vẽ đồ họa nào mang lại thúc đẩy mới về nghệ thuật nữa.
Ảnh hưởng của khắc gỗ màu Nhật Bản
Tranh in khắc gỗ màu Nhật bản với các màu in rực rỡ, tương tự như màu trong tranh vẽ màu nước trở thành những vật sưu tầm được ưa chuộng ở châu Âu. Tính cách đơn giản và sức mạnh diễn đạt của kỹ thuật này thúc đẩy các nhà nghệ thuật châu Âu lại tiếp tục quan tâm đến kỹ thuật khắc gỗ và đặc biệt là khắc gỗ màu. Một trong những nhà nghệ thuật đầu tiên tái khám phá ra kỹ thuật này là người Anh William Morris đã dùng kỹ thuật này để minh họa cho sách. Sau năm 1850 những nhà nghệ thuật theo trường phái ấn tượng người Pháp, trong đó có Paul Gauguin, và sau đó là các nhà nghệ thuật theo trường phái biểu hiện (Erich Heckel, Ernst Ludwig Kirchner, Max Pechstein, Edvard Munch, Frans Masereel, Emil Nolde hay ở Thụy Sĩ là Carl Eugen Keel) đã thử nghiệm kỹ thuật này. Đặc biệt là các nhà nghệ thuật theo trường phái biểu hiện đã đánh giá cao khắc gỗ vì tính cách diễn đạt mạnh mẽ của kỹ thuật này.
Ngoài ra nhiều nhà nghệ thuật còn sáng tạo theo cách phối hợp tranh của khắc gỗ màu cổ điển Nhật: Không có một điểm trung tâm trong tranh và vì thế dẫn người xem tranh nhìn qua toàn bộ bức tranh, nhiều bản khắc gỗ có góc nhìn lạ thường và có hình dáng bị cắt đi ở rìa bức tranh. Đặc biệt là các nhà nghệ thuật theo chủ nghĩa ấn tượng hay dùng cách phối hợp này.
Cùng với sự tiến triển của nghệ thuật trừu tượng, khắc gỗ không còn được ưa chuộng nhiều nữa. Ngày nay kỹ thuật khắc gỗ chỉ thỉnh thoảng mới được dùng đến để diễn đạt một ý tưởng nghệ thuật bằng phương pháp in đồ họa. Trong nửa sau của thế kỷ 20, bên cạnh Hans Arp và Frantisek Kupka, HAP Grieshaber là người duy trì giá trị của khắc gỗ như là một phương tiện truyền đạt nghệ thuật. Ông gần như chỉ làm việc theo kỹ thuật này. Ở ông khắc gỗ đạt được tác động lớn trước nhất là nhờ vào sự hòa hợp của các đường nét mạnh mẽ trên mặt vẽ trắng đi cùng với cách diễn đạt có mức độ trừu tượng cao.